Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for the ‘Ống tiêu hóa’ Category

Nguồn:

Tổng quan:

Chúng tôi trình bày trường hợp của một bệnh nhân bị chấn thương ngực, gãy xương sườn và đau ngực dữ dội. X-quang ngực thẳng cho thấy có khí tự do dưới hoành hai bên, nghi ngờ tràn khí màng bụng. Trước khi chúng tôi xem xét can thiệp phẫu thuật cấp cứu, có một chỉ dấu có lợi cho BN đáng tin cậy. Do đó, chúng tôi báo cáo ca này để trình bày các triệu chứng bất thường, và làm thế nào chúng tôi đưa ra chẩn đoán chính xác. Đối với bệnh nhân bị chấn thương ngực, CT scan có thể phân biệt khí tự do hay trong ống tiêu hóa và có thể giúp chúng ta tránh can thiệp phẫu thuật không thích hợp, kể cà nội soi hay mổ hở.

Ca lâm sàng:

Một người đàn ông 64 tuổi đến cấp cứu với lý do nhập viện đau ngực phải sau khi một tai nạn giao thông. Ông khai không có bệnh toàn thân nào khác. Khám thực thể cho thấy: không sốt (nhiệt độ 36,9 ° C) với sinh hiệu ổn định (huyết áp 131/91 mmHg, mạch 77 lần/phút). Khí máu động mạch cho thấy độ bão hòa oxy là 98% trong điều kiện không khí phòng. Ngực đối xưng 2 bên và không có dấu ran nổ, nhưng đáng lưu ý ấn đau và giảm rì rào phế nang ở thành ngực sau-bên bên phải. Bụng mềm, không chướng, ấn không đau, không có khối u hay tạng lớn bất thường có thể sờ được. Thăm khám trực tràng không thấy khối u hay máu theo găng. Xquang phổi cho thấy gãy từ x.sườn 5 đến x.sườn 8 và nghi ngờ có hơi tự do dưới 1/2 cơ hoành 2 bên. CT scan bụng cho thấy có quai ruột nằm xen giữa gan và cơ hoành. BN được điều trị bằng thuốc giảm đau và xuất viện 5 ngày sau đó. Trong 6 tháng theo dõi tiếp theo, BN hoàn toàn bình phục mà không có biến chứng.

 

    Hình 1: X quang phổi cho thấy gãy x.sườn thứ năm đến x.sườn thứ tám và nghi ngờ hơi tự do dưới hoành hai bên(mũi tên màu đỏ).

Hình 2: Mũi tên màu đỏ cho thấy quai ruột xen giữa gan và cơ hoành

Bàn luận:

Dấu hiệu Chilaiditi, hoặc dấu hiệu xen giữa gan và cơ hoành (IH), là 1 trong những trong chẩn đoán phân biệt quan trọng ở những bệnh nhân có hơi tự do dưới cơ hoành. Năm 1910, một bác sĩ Xquang người Ý, Demetrius Chilaiditi, mô tả ba trường hợp xen giữa gan và cơ hoành, và gọi là tình trạng “sa gan” (hepatoptosis) [1]. Phát hiện X quang này sau đó được gọi là dấu hiệu Chilaiditi và ngày càng được công nhận là chẩn đoán phân biệt quan trọng của hơi tự do dưới cơ hoành. Dấu hiệu Chilaiditi thường là một phát hiện ngẫu nhiên X quang ở một bệnh nhân không có triệu chứng [2]. Khi kết hợp với đau bụng mơ hồ, chướng, nôn, chán ăn và táo bón, được gọi là hội chứng Chilaiditi [3]. Dấu hiệu Chilaiditi có tỷ lệ báo cáo từ 0,025% đến 0,28% khi chẩn đoán bằng X quang phổi thẳng [4] trong dân số nói chung. Nam có nguy cơ nhiều gấp 4 lần nữ [2], và phổ biến nhiều hơn nữa ở người lớn tuổi (1% trong một nghiên cứu hồi cứu lão khoa) [5].

IH bị hạn chế bởi giải phẫu phần trên bụng bình thường và dễ mắc trong bất kỳ điều kiện làm tăng các hốc giữa gan và cơ hoành. Những yếu tố này bao gồm cổ trướng hoặc béo bụng nhiều, giảm khối lượng gan (do xơ gan hoặc cắt bỏ), cũng như sự yếu kém hoặc bị chia nhỏ của dây chằng treo gan. Ngoài ra, bệnh nhân megacolon hay, đại tràng dài bất thường với mạc treo dài, hẹp cũng có nguy cơ cao. Phân biệt dấu hiệu tràn khí màng bụng thực sự (hoặc áp xe dưới hoành, … trên chẩn đoán phân biệt của hơi tự do dưới cơ hoành) là cực kỳ quan trọng. Như trong trường hợp của chúng tôi, một CT scan bụng có thể cực kỳ hữu ích trong việc phân biệt giữa ba thể này. Ngoài ra, phim tư thế nằm ngang có thể hữu ích, vì trong trường hợp IH hoặc áp xe dưới hoành, không giống như tràn khí màng bụng, “hơi tự do” sẽ cố định trong hốc giữa gan và cơ hoành, và không lệ thuộc rãnh cạnh đại tràng

Trong một báo cáo ca lâm sàng, Tangri Nitin và các cộng sự [6] báo cáo một người đàn ông 50 tuổi với Chilaiditi dấu hiệu kết hợp tràn khí màng phổi. Điều quan trọng là xem xét khả năng chấn thương ruột vô ý trong điều trị tràn khí màng phổi. Tiếp tục tìm hiểu có thể giúp hiểu rõ căn sinh bệnh học của cả hai thể, nhưng nguyên nhân thực sự vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh nhân than phiền đau ngực bên trái, dễ dàng để phân biệt với các dấu hiệu Chilaiditi bên phải. So sánh các triệu chứng của bệnh nhân, các bác sĩ của người đàn ông lớn tuổi này, người đã bị chấn thương ngay bên phải kèm theo đau ngực, có thể đã chẩn đoán sai

Trong việc đánh giá một bệnh nhân bị chấn thương, tràn khí màng bụng trên X quang ngực ban đầu thường là một dấu hiệu cho phép mở bụng ngay lập tức. Thường xuyên, nghiên cứu hình ảnh cao hơn được bỏ qua vì sợ chậm trễ và nhiểm trùng bụng đang diễn tiến. Chấn thương ngực có gãy xương sườn càng nên nghi ngờ khả năng chấn thương bụng. Đối với bệnh nhân bị chấn thương ngực, chụp CT có thể phân biệt cho dù hơi tự do hay trong ogn61 tiêu hóa và mở bụng hay nội soi ổ bụng không cần thiết có thể tránh được.

Nguồn tham khảo:

  1. Chilaiditi D. Zur Frage der Hepatoptose und Ptose im allgemeinen im anschluss an drei Falle von temporarer, partieller Leberverlagerung. Fortcshr Geb Rontgenstr Nuklearmed Erganzongsband. 1910–1911;Vol. 8:173–208
  2. Havenstrite KA, Harris JA, Rivera DE. Splenic flexure volvulus in association with Chilaiditi syndrome: report of a case. Am Surg. 1999;Vol. 8:874–876. [PubMed]
  3. Chan SC, Law S, Chu KM. Iatrogenic Chilaiditi’s syndrome. Gastrointest Endosc. 2002;Vol. 8:447–449. [Cross Ref] [PubMed]
  4. Vessal K, Borhanmanesh F. Hepatodiaphragmatic interposition of the intestine (Chilaiditi’s syndrome). Clin Radiol. 1976;Vol. 8:113–116. [Cross Ref] [PubMed]
  5. Walsh SD, Cruikshank JG. Chilaiditi syndrome. Age Ageing. 1977;Vol. 8:51–57. [Cross Ref] [PubMed]
  6. Nitin T, Sameer S, Priyanka S, Dinesh M, Sachin B, Neeraj B, Sulbha S, Puneet S. Coexistence of pneumothorax and Chilaiditi sign: a case report. Asian Pac J Trop Biomed. 2014;Vol. 8:75–77. [Cross Ref] [PubMed]

.

Read Full Post »

http://emedicine.medscape.com/article/2048554-overview#a0104 : Sinh lý bệnh của xoắn ruột

http://emedicine.medscape.com/article/2048554-treatment : Hướng điều trị

I. Sinh lý bệnh của xoắn ruột

Chứng táo bón mãn ở các xã hội phương tây và khẩu phần ăn nhiều chất xơ ở các nước đang phát triển sẽ dẫn tới việc một đoạn đại tràng sigma bị quá tải. Trọng lượng của đoạn đại tràng sigma quá tải này làm cho nó dễ bị xoắn dọc theo trục của mạc treo nối dài. Sự hiện diện của tử cung có chứa thai hay một khung chậu to sẽ làm thay đổi các vị trí tương đối của các cơ quan trong ổ bụng cũng như tăng nguy cơ hình thành đoạn xoắn ruột.

Bởi vì những cơn đau hay xoắn bán cấp liên tiếp, đáy của đoạn mạc treo đại tràng sigma bị ngắn lại. Một nhiễm trùng nhẹ, mạn tính ở đáy mạc treo và 2 đoạn của vòng đại tràng sigma dẫn tới sự hình thành các mô dính. Điều này làm cho đoạn đại tràng sigma trở nên dính một cách mạn tính vào một cấu hình giống như tay chèo, và điều này, làm tăng tần suất xảy ra xoắn. (xem hình bên dưới)

Hính 1. Xoắn đại tràng sigma. (A) Xoắn ngược chiều kim  đồng hồ ở đáy mạc treo. (B) Sự dính tại đáy mạc treo ĐT sigma dẫn tới sự hình thành một vòng ruột giống chữ Omega (Ω) mà nó rất có nguy cơ bị tái phát xoắn.

Xoắn manh tràng có thể theo trục của cơ quan (organoaxial) (xoắn manh tràng thực sự) hay xoắn theo trục của mạc treo (mesentericoaxial) (cầu nâng manh tràng (cầu nâng (bascule) là loại cầu có đối trọng dùng để kết nối hào và lâu đài của vua chúa thời xa xưa, ví dụ thời hiện đại là cầu London).  Xoắn theo trục cơ quan bao gồm cả đoạn xa hồi tràng và đoạn đại tràng lên xoắn lại với nhau, giống như cách xoắn đại tràng sigma. So với xoắn đại tràng sigma mà trong đó sự xoắn xảy ra ngược chiều kim đồng hồ, xoắn manh tràng thường theo chiều kim đồng hồ.

Sự cố định không hoàn toàn của manh tràng và đoạn đại tràng lên xảy ra vì thiếu mất quá trình phát triển phôi thai học của đoạn mạc treo lưng. Thiếu mất quá trình phát triển này làm cho BN tăng yếu tố nguy cơ xoắn manh tràng, đoạn cuối hồi tràng và đại tràng lên cùng chiều kim đồng hồ (xem hình dưới). Tắc mạch thường gặp vì mạc treo bị xoắn.

Hình 2. Xoắn manh tràng. (A) Xoắn mạc treo của manh tràng, đại tràng lên và đoạn cuối hồi tràng cùng chiều kim đồng hồ.  (B) Sự vắng mật của đoạn mạc treo lưng của manh tràng và đoạn gần đoạn đại tràng lên dẫn tới sự mất cố định các cơ quan sau phúc mạc.

Hình 3. Xoắn manh tràng với những biểu hiện thiếu máu của đoạn manh tràng và đoạn cuối hồi tràng bị phình to. Phần còn lại của ruột non cũng có liên quan tới xoắn ruột dường như cũng bị phình như không thiếu máu. Không có biểu hiện nhiễm bẩn phúc mạc rõ ràng.

Ngược lại, cầu nâng manh tràng xảy ra khi một đoạn manh tràng bị gắn sai vị trí lật lên phía trước và vượt qua đoạn đại tràng lên (xem hình dưới) mà trục của nó tạo thành 1 góc vuông đối với đoạn mạc treo. Vì không có xoắn đoạn mạc treo hồi đại tràng nên hiếm khi nào xảy ra tắc mạch. Tắc mạch xảy ra nhiều hơn trong những ca mà có phì đại đáng kể, mà điều này ngăn manh tràng mở ra về vị trí bình thường của nó.

Hình 4. Cầu nâng manh tràng. (A) Đoạn manh tràng bị gấp lên phía trước. (B) Thiếu sự dính đoạn mạc treo manh tràng vào phúc mạc phía sau.

Một xoắn ruột hoàn toàn sẽ dẫn đến tắc ruột quai kín của đoạn ruột bị ảnh hưởng. Quai ruột bị dãn căng làm giảm lượng máu nuôi ruột, cuối cùng sẽ dẫn đến hoại tử do thiếu máu và thủng thành ruột.

II. Hướng điều trị.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng của xoắn ĐT sigma và manh tràng. Quyết định liên quan tới thời điểm phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật phụ thuộc vào lâm sàng. (xem hình dưới)

Hình 5. Phác đồ điều trị bệnh nhân xoắn đại tràng sigma và manh tràng.

Ở BN không có biểu hiện viêm phúc mạc và thiếu máu ruột, bắt đầu điều trị với hồi sức và tháo xoắn ruột. Điều này được thực hiện bằng nội soi đại tràng sigma hoặc nội soi đại tràng và đặt ống hậu môn (rectal tube) kèm theo. Sau đó ruột sẽ được chuẩn bị, và sẽ phẫu thuật theo chương trình. Không thể tháo xoắn qua nội soi là một chỉ định phẫu thuật can thiệp khẩn.

Nếu BN có dấu hiệu viêm phúc mạc hay thiếu máu ruột, phẫu thuật khẩn cấp được thực hiện, và thủ tục phẫu thuật được chọn lựa dựa trên những tìm kiếm trong lúc mổ.

Chẩn đoán hình ảnh của xoắn ruột hay cầu nâng manh tràng cũng được cân nhắc là chỉ định cho phẫu thuật can thiệp vì tắc ruột trong những trường hợp này không thể giảm thiểu nhờ nội soi đại tràng. Tuy nhiên, có một số tranh luận về vấn đề này; càng ngày càng có nhiều số báo cáo ghi nhận rằng tháo xoắn manh tràng thành công hàm ý rằng, ở những BN ổn định, chỉ cần một lần giảm áp bằng nội so đại tràng là hợp lý.

Đối với xoắn đại tràng sigma, thủ tục phẫu thuật hiện tại được chấp nhận bao gồm cắt bỏ đoạn đại tràng sigma với nối mạch chính (primary anastomosis) và cắt bỏ và thủ tục Hartmann. Nối mạch chính được thực hiện nếu như đoạn ruột bị cắt còn sống, không có nhiễm bẩn phúc mạc, và BN ổn định về mặt huyết học. Nếu BN có biểu hiện thiếu máu ruột hoặc nhiễm trùng phúc mạc, hoặc nếu BN không ổn định về mặt huyết học, thủ tục Hartmann sẽ an toàn hơn.

Nhiều kỹ thuật cho cố định đại tràng sigma và gấp nếp phúc mạc đã được mô tả. Nhưng những kỹ thuật này liên quan tới tần suất tái xoắn cao và không được thực hiện thường xuyên.

Đối với xoắn manh tràng, tỷ lệ thành công của giảm áp qua nội soi chỉ có 15-20%, và vì vậy phẫu thuật can thiệp là bắt buộc. Sự lựa chọn thủ tục thì tuỳ vào tình cảnh lâm sàng của BN. Ở những BN suy kiệt, xẻ dọc đại tràng là một lựa chọn hợp lý; tuy nhiên, nó có liên quan tới tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ khoảng 40-50% và tỷ lệ tái phát khoảng 2-5%. Nếu BN có thể chịu đựng được phẫu thuật, cắt đoạn đại tràng lên phải với nối mạch máu nhánh hồi đại tràng là một thủ tục hay dùng. Hiếm khi, xẻ dọc hồi tràng được thực hiện.

Cố định manh tràng có liên quan tới tần suất tái xoắn khoảng 20-30% số BN. Một loại hình thức cố định rộng cho đại tràng phải và manh tràng mà đã được báo cáo với tần suất tái xoắn thấp đã được mô tả. Thời gian cần thiết cho thủ tục này dài gần bằng, nếu không dài hơn thời gian yêu cầu cho cắt đại tràng mà thủ tục này là thủ tục được thực hiện cuối cùng.

Cắt đại tràng sigma chương trình qua ống soi và cắt đoạn đại tràng lên phải sau khi giảm áp bằng nội soi càng ngày càng được mô tả và thực hiện trên BN bị xoắn ruột. Ở những BN, thường là lớn tuổi hay có bệnh mạn tính, những phẫu thuật ít xâm lấn nhất được thực hiện để đem lại lợi ích cho BN. Những nghiên cứu sâu hơn so sánh kết quả của mổ hở với cắt đại tràng bằng ống soi cần được thực hiện

 

Read Full Post »

Nguồn:

Ruột non (từ tá tràng tới đoạn cuối hồi tràng):

Nhìn chung ruột non nằm giữa ổ bụng. Các van ruột (còn gọi là nếp vòng) mỏng, hình tròn, 1 số nếp niêm mạc ruột hình tròn và vắt ngang qua quai ruột trên phim X-quang

     

Quai ruột non trướng hơi giãn nhiều (dấu hiệu cuộn lò xo): 

Hình ảnh lò xo chỉ xuất hiện khi quai ruột non giãn trướng hơi, đáng lưu ý nhất là ở hỗng tràng nơi các van ruột chụm lại sát nhau

Quai ruột non trướng hơn giãn vừa:

Ruột non thể hiện trong hình ảnh này là vừa phải giãn (36mm), điển hình cho tắc ruột non giai đoạn sớm hay tắc 1 phần ruột non

Ruột già:

Các đoạn đại tràng sau phúc mạc (kết tràng lên, kết tràng xuống và trực tràng) có vị trí tương đối ổn định. Đây là những thường dễ dàng hơn xác định hơn so với đại tràng ngang hoặc đại tràng sigma vốn là những đoạn có vị trí hay thay đổi hơn. Nếu nhìn thấy, manh tràng thường là phần rộng nhất. Nó cũng có vị trí khá đa dạng, nhưng thường được cố định trong hố chậu phải.

Các cơ dọc (Taenia coli) và các cơ vòng của đại tràng tao thành hình ảnh túi gọi là túi phình, là hình ảnh đặc trưng trong X-quang.

Chức năng đặc trưng của ruột già là chứa phân, lốm đốm do khí trong ruột già.

   

Vị trí bình thường của ruột già:

Ruột già (mũi tên trắng) thường đóng khung khoang bụng. Hồi tràng chứa đầy không khí nổi bật (mũi tên đen) chiếm một vị trí trung tâm trong khoang phúc mạc. Các đặc điểm về vị trí có thể hữu ích trong việc phân biệt đại tràng từ ruột non.

Các vị trí bình thường khác của ruột già:

Đại tràng ngang của bệnh nhân này (mũi tên trắng) thụng thấp xuống khung chậu. Chú ý hình ảnh túi phình đặc trưng của ruột già.

 

X-quang bụng cho thấy phình ruột non rõ ràng với các van ruột bị xóa mờ phù hợp với chẩn đoán tắc ruột. Ở bệnh nhân này với viêm phúc mạc xảy ra trước, tắc nghẽn là do dính bụng. Cuối cùng đứa trẻ này phục hồi với điều trị bảo tồn.

X-quang bụng bình thường

Tắc ruột non

 

 

Ruột già có thành dày, với hình ảnh “dấu ngón cái” (túi phình dày) ở bệnh nhân viêm ruột thể hoạt động (bệnh Crohn)

Read Full Post »

Older Posts »