Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘tổ 1’

I. HÀNH CHÁNH:

Họ tên BN: Trần Văn N.

Giới: nam

Tuổi: 61

Địa chỉ: Q.8

Nghề nghiệp: già

Ngày giờ nhập viện: 8h00, 23/05/2013

Ngày giờ khám: 8h00, 25/05/2013

II. LDNV: đau hạ vị

III. BỆNH SỬ:

Cách nhập viện 3 ngày, BN thấy đau âm ĩ ở hố chậu P, không điều trị gì,  đến ngày hôm sau thì hết đau hố chậu P và đột ngột chuyển sang đau âm ĩ liên tục vùng hạ vị, không tư thế giảm đau, không nôn ói, không buồn nôn; đi cầu phân vàng, đóng khuôn và đánh hơi được, tiểu bình thường, thỉnh thoảng BN thấy  sốt nhẹ (không rõ nhiệt độ). BN đi khám phòng khám tư, không rõ chẩn đoán và điều trị, thấy hết sốt và bớt đau đuợc một ngày nhưng không hết đau hẳn. Đến sáng ngày nhập viện BN thấy đau trở lại, mức độ đau không tăng thêm, không sốt => nhập viện 115

IV. TIỀN CĂN:

Bản thân:

  • Đái tháo đường típ 2 7  năm, uống thuốc mỗi ngày, đường huyết đói mao mạch khoảng 110 – 120 mg/dl
  • Tăng huyết áp 10 năm, uống thuốc mỗi ngày, đo HA thường xuyên, HA cao nhất 130/80 mmHg
  • không tiền căn lao phổi, không ho khạc đàm kéo dài, không sốt về chiều
  • Đi cầu phân vàng, đóng khuôn, 1 lần/ngày, không tiêu chảy hay táo bón.
  • Không chán ăn, không sụt cân
  • Chưa ghi nhận tiền căn phẫu thuật

Thói quen:

  • hút thuốc lá 20 gói-năm, đã bỏ hút được 5 năm
  • không uống rượu, bia

Gia đình: không ghi nhận bệnh lý ung thư đại trực tràng.

V. KHÁM:

a) Tổng trạng:

Tỉnh, tiếp xúc tốt

Sinh hiệu: M: 80 L/ph, HA: 120/70 mmHg, NĐ: 37 oC, NT: 20 l/ph

CN: 62 kg, CC: 1.65 m, BMI: 22.8

Không vàng mắt, không vàng da

Không sao mạch, không lòng bàn tay son

Hạch ngoại vi không sờ chạm

b) Ngực:

Lồng ngực cân đối, di động theo nhịp thở, không co kéo cơ hô hấp phụ

Rung thanh đều 2 bên, không điểm đau khu trú

Gõ trong kháp phổi

Âm phế bào êm dịu 2 phế trường, không ran bệnh lý

c) Bụng:

Bụng cân đối, di động theo nhịp thở, không tuần hoàn bàng hệ.

Bụng mềm, gỏ đục vùng thấp (-)

Sờ thấy 1 khối ở hố chậu P, giới hạn không rõ, bề mặt trơn láng, mật độ chắc, không di động, ấn hơi đau nhẹ (BN không tự sờ hay cảm nhận được khối này và không biết khối xuất hiện từ lúc nào)

Nhu động ruột 5 lần/phút

Chạm thận (-), rung thận (-), bập bềnh thận (-).

Thăm khám hậu môn trực tràng: cơ vòng hậu môn trương lực tốt, tiền liệt tuyến không to, sờ túi cùng Douglas không đau, lòng trực tràng trơn láng, sờ túi cùng P và T không thấy khối, rút găng không có máu.

d) Cơ xương khớp: không gù vẹo cốt sống, không sưng nóng dỏ đau các khớp

e) Các cơ quan khác: chưa ghi nhận bất thường

VI. TÓM TẮT BỆNH ÁN:

BN nam, 62 tuổi, nhập viện vì đau bụng vùng hạ vị ngày thứ 3

Triệu chứng cơ năng:

  • Đau âm ĩ HCP chuyển sang hạ vị
  • sốt nhẹ (?)

Triệu chứng thực thể:

  • Bụng mềm
  • khối ở hố chậu P (tính chất mô tả ở phần trên)

Tiền căn: tăng huyết áp, đái tháo đường típ 2 kiểm soát tốt

Đặt vấn đề:

  • BN nam, lớn tuổi
  • Khối ở hố chậu P không rõ thời điểm xuất hiện
  • Đau hố chậu P chuyển sang đau hạ vị
  • Sốt nhẹ (không rõ nhiệt độ)

VII. CHẨN ĐOÁN SƠ BỘ: Theo dõi đám quánh ruột thừa/ Tăng huyết áp+ đái tháo đường típ 2

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:

  • u manh tràng, u đại tràng lên
  • lao hồi manh tràng

VIII. BIỆN LUẬN LÂM SÀNG:

Ở BN này, nghĩ nhiều đám quánh ruột thừa, do:

  • Đau âm ĩ hố chậu P
  • Sờ được khối ở hố chậu phải chắc, giới hạn không rõ, không di động, ấn hơi đau
  • Bn khai có sốt nhẹ (nhưng khi khám không thấy sốt)
  • Bệnh cảnh diễn tiến cấp tính

U manh tràng hay đại tràng lên:  ít nghĩ do BN không thay đổi thói quen đi cầu, không đau bụng âm ĩ kéo dài 1 thời gian truớc nhập viện,  không có hội chứng cận ung nhưng không loại trừ được do BN nam, lớn tuổi, không rõ thời điểm xuất hiện khối ở hố chậu P, và tính chất khối sờ được có bề mặt trơn láng

Lao hồi manh tràng: ít nghĩ do BN không tiền căn lao phổi, không hội chứng nhiễm lao chung, thể trạng tốt nhưng cũng không loại trừ được => đề nghị chụp Xquang ngực thẳng và nội soi đại trực tràng

Lồng ruột: loại do BN không đi cầu phân máu, thăm khám hậu môn trực tràng không thấy máu, đau bụng không nhiều

IX. ĐỀ NGHỊ CLS:

Siêu âm bụng, CT scan bụng, , nội soi đại trực tràng,  X quang ngực thẳng

Công thức máu, nhóm máu, chức năng đông máu, đường huyết, AST, ALT, Ure, Creatinine, Ion đồ, ECG

X. KẾT QUẢ CLS:

BC 8.07 K/ul (N 63.8%)

HC 3.5 M/ul

Hgb 11.7 g/dl

Hct 34.6%

MCV 75 fl

MCH 21 pg

RDW 31 %

TC 248 K/ul

Glucose 100 mg/dl

BUN 20 mg/dl

Creatinine 1.17 mg/dl

AST 43 U/L

ALT 61 U/L

Ion đồ: trong giới hạn bình thường

ECG: nhịp xoang đều, tần số 78 l/ph, không dấu hiệu thiếu máu, tổn thương, hay hoại tử cơ tim.

SÂ bụng: Hố chậu P có hình ảnh ruột thừa ở vị trí thường gặp d # 8 mm, đè ấn không xẹp, các quai ruột  và mạc treo dày thâm nhiễm bao xung quanh, dịch giữa các quai ruột.

CT scan: hố chậu P có hình ảnh 1 khối kích thước 5 x 7 cm  được bao quanh bởi các quai ruột có tụ dịch ở giữa

Nội soi đại trực tràng: không thực hiện

X quang ngực thẳng: 2 phế trường sáng đều, không thâm nhiễm, không tổn thương dạng hang hay xơ dính

XI. BIỆN LUẬN CHẨN ĐOÁN:

SÂ và CT scan đều cho hình ảnh phù hợp với đám quánh ruột thừa và loại trừ u manh tràng, u đại tràng hay lao hồi manh tràng.

Công thức máu thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, với hồng cầu lưới tăng => nghĩ nhiều thiếu máu thiếu sắt có đáp ứng tuỷ => đề nghị làm thêm Fe huyết thanh và ferritine máu.

XII. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH: Đám quánh ruột thừa/ t/d thiếu máu thiếu sắt/ Tăng huyết áp+ đái tháo đường típ 2

XIII. HƯỚNG XỬ TRÍ:

1. Nội khoa:

Nâng tổng trạng

Ổn định đường huyết, huyết áp

Bổ sung sắt

2. Ngoại khoa: cắt ruột thừa trì hoãn sau 4 -12 tuần

a.  Chuẩn bị trước mổ:

  •      Đáng giá lại toàn bộ huyết đồ, chức năng đông máu, chức năng gan, thận, đường huyết, ECG và X quang nực thẳng
  •      Kháng sinh dự phòng

b. Phương pháp mổ: Mổ nội soi cắt ruột thừa

c. Chăm sóc sau mổ:

  • Theo dõi sinh hiệu, đường huyết, dấu hiệu trung đại tiện
  • Thuốc giảm đau
  • Bắt đầu cho ăn uống khi BN trung tiện được

XIV. TIÊN LƯỢNG:

Biến chứng phẫu thuật: chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, tắc ruột do dính

Read Full Post »

1-Thông tin chung

Họ tên: Đinh Văn G , tuổi 85 , giới tính nam , địa chỉ: Long An

Ngày nhập viện: 0g , 27/05/2013.

2-Tóm tắt bệnh án:

Bn nam , 85 t , NV vì đau bụng

CN: Đau bụng đau quặn từng cơn tăng dần về cường độ và thời gian , lan khắp bụng , nôn ói 2 lần thức ăn không lẫn máu , sốt (không rõ nhiệt độ) , trung tiện được,tiêu tiểu bình thường

TT : Tổng trạng kém , bụng chướng đều ,  ấn đau khắp bụng , đề kháng thành bụng (+)  , gan lách không sờ chạm

CLS : BC tăng chủ yếu Neu ( WBC 12 k/ml , Neu 88%)

SA có dịch trong ổ bụng, các quai ruột giãn

XQ bụng: vài quai ruột non chướng hơi

Sinh hóa máu : không ghi nhận bất thường

Chẩn đoán trước mổ : Bán tắc ruột – TD viêm phúc mạc nghi do hoại tử ruột.

Xử trí : Phẫu thuật mổ hở bụng thám sát , cắt đoạn ruột , đặt hậu môn nhân tạo.

3-Mô tả :

Bênh nhân nằm ngữa, thông tiểu , gây mê NKQ

Sát trùng bụng  hình xoắn ốc từ trong ra ngoài bằng povidine diện rộng

Phủ khăn vô khuẩn, chỉ bộc lộ vùng phẫu thuật.

Rạch da đường giữa bụng trên và dưới rốn

Dùng kiềm điện bóc tách từ đường rạch vào sâu ổ bụng (từ lớp da qua lớp dưới da, lớp mỡ đến lớp niêm mạc rồi vào ổ bụng).

Quan sát thấ ổ bụng có nhiều dịch màu nâu đen , hút dịch ổ bụng , lấy dịch cấy làm KSĐ

Quan sát thấy các quai ruột tím đen hoại tử, phong bế góc mạc treo bằng lidocain thấy đoạn hổng tràng từ góc Treitz kéo dài xuống 25 cm còn hồng tốt , đoạn ruột từ 25 cm ban đầu tím sau phong bế thất hồng hơn, cắt thấy có máu chảy , đoạn đại tràng từ sau góc gan còn hồng tốt.

Cắt đoạn ruột no từ 90 cm trở đi và đoạn đại tràng phải –> lấy mẫu gửi GPB

Đóng đầu dưới và đưa đầu trên ra làm hậu môn nhân tạo

Rửa ổ bụng bằng nước muối sinh lí.

Dùng gạc lau sạch phần dịch đọng trong ổ bụng.

Đặt ống dẫn lưu dẫn dịch từ trong ổ bụng ra ngoài.

Kiểm tra gạc

Đóng bụng theo lớp.

4-Bài học, kinh nghiệm rút ra:

Quan sát được hình ảnh đoạn ruột hoại tử

Kỹ thuật đặt hậu môn nhân tạo.

 

Read Full Post »

Tóm tắt:

Khối u đặc giả nhú của tụy (SPT) là một khối u bất thường của tuyến tụy. Một trường hợp hiếm gặp của vỡ tự phát của khối u đặc giả nhú của tụy được báo cáo. Một phụ nữ 13 tuổi thấy đau bụng cấp tính mà không có dấu hiệu chấn thương bụng. Hình ảnh chụp cắt lớp (CT) cho thấy một khối u ở đuôi tụy và tụ dịch xung quanh. Khối u được chẩn đoán là khối u đặc giả nhú của tụy với tràn máu màng bụng do vỡ tự phát khối u. Chảy máu đã được cầm lại và bệnh nhân đã được yêu cầu phẫu thuật ở thời điểm ba tháng sau khi vỡ khối u. Tại thời điểm đó, CT cho thấy một khối đường kính 4 cm, nhô ra từ đuôi tụy, không có di căn xa. Xấm lấn phúc mạc không thấy trong cuộc mổ thăm dò, nội soi ổ bụng đã được thực hiện. Khối u được chẩn đoán là khối u đặc giả nhú của tụy và vỡ từ các nang của khối u và đã được cắt bỏ hoàn toàn. Bệnh nhân đã được theo dõi trong hai năm vẫn còn sống, không tái phát.

1)      Giới thiệu:

Khối u đặc giả nhú của tụy (SPT) lần đầu tiên được mô tả bởi Frantz năm 1959 [1]. SPT được coi là một khối u bất thường của tụy với độ ác tính thấp chiếm trong 1-2% các khối u tuyến tụy ngoại tiết, thường gặp ở phụ nữ trẻ [2-4]. Các biểu hiện lâm sàng của SPT rất đa dạng và không đặc hiệu. SPT được phát hiện trong tình trạng vỡ u và tràn dịch ổ bụng là trường hợp rất hiếm gặp. Trong y văn, hầu hết các trường hợp vỡ  SPT có liên quan với chấn thương bụng kín [5-7], trong khi vỡ tự phát dường như là ít gặp. Chúng tôi báo cáo một trường hợp hiếm hoi của một SPT vỡ tự phát đã được cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật nội soi.

2)      Ca lâm sàng:

Bệnh nhân nữ 13 tuổi, khỏe mạnh, đột nhiên thấy đau bụng. Cô được đưa đến bệnh viện bằng xe cứu thương , chụp cắt lớp (CT) cho thấy một khối u nang đường kính 5 cm ở đuôi tụy với tụ dịch xung quanh (hình 1).

Hình 1: Hình ảnh CT của cơn đau bụng cấp. Một khối u nang được xác định (mũi tên) ở đuôi tụy và vùng tụ dịch (đầu mũi tên) bên dưới nó. CT cũng cho thấy hình ảnh tụ dịch trong khung chậu. Những hình ảnh này cho thấy sự vỡ của khối u và tràn máu ổ bụng

Kết quả CT cho thấy tình trạng đau bụng cấp tính là do tràn máu ổ bụng do vỡ khối u tuyến tụy. Bởi vì bệnh nhân không có tiền sử chấn thương bụng, nên khối u đã được coi là đã bị vỡ một cách tự nhiên. Các khối u tuyến tụy được chẩn đoán là một SPT của tuyến tụy được phát hiện trên CT kết hợp với các yếu tố như độ tuổi và giới tính. Kể từ khi tình trạng chảy máu đã được khắc phục,bệnh nhân được theo dõi điều trị bảo tồn, cô được giới thiệu đến bệnh viện của chúng tôi , được yêu cầu  điều trị phẫu thuật sau ba tháng kể từ lúc vỡ của khối u. Tại thời điểm đó, bệnh nhân không còn triệu chứng ở bụng và không sờ thấy khối u. CT scan tại bệnh viện của chúng tôi cho thấy khối u nang là 4 cm đường kính nhô ra từ đuôi tụy và cách xa các ống tụy chính, và các dịch tụ xung quanh khối u đã biến mất (Hình 2).

Hình 2: Hình ảnh CT vào ba tháng sau khi vỡ khối u. Một khối u nang được hiển thị (mũi tên), nhô ra từ vùng đuôi tụy. Dịch xung quanh khối u đã biến mất..

Từ những phát hiện này, phương pháp phẫu thuật nội soi đã được đề xuất. Không tìm thấy xâm lấn phúc mạc từ kết quả của phẫu thuật nội soi thăm dò , nội soi ổ bụng được thực hiện bằng cách sử dụng năm trocar. Thời gian phẫu thuật trong 126 phút và lượng máu mất không đáng kể.

Hình 3: Hình ảnh phẫu thuật. Trên: khối u được gắp bằng kẹp. được xác định nhô ra từ đuôi tụy.Không thấy hình ảnh xâm lấn phúc mạc trên thăm dò bằng nội soi. Dưới : khối u được cắt bỏ cùng với một lượng nhỏ của nhu mô tụy. Mũi tên cho thấy mặt cắt của tuyến tụy.

Vì lượng amylase trong ống dẫn lưu đặt ở mặt cắt của tuyến tụy là 9710 IU / L trong ngày thứ 3 hậu phẫu, do đó, xác định có lỗ rò ở tụy sau phẫu thuật [8]. Tuy nhiên, do số lượng dịch trong ống dẫn lưu là rất nhỏ, do đó ống dẫn lưu đã được rút bỏ vào ngày hậu phẫu thứ 4. Ngoại trừ lỗ rò tụy Grade A [8], quá trình hậu phẫu là không có biến chứng và bệnh nhân được xuất viện vào ngày thứ 7 hậu phẫu. Về mặt giải phẫu bệnh học, khối u được xác định là SPT của tuyến tụy. Hình ảnh vỡ  nang của khối u và hình ảnh cắt bỏ trọn bờ rìa của khối u đã được xác nhận qua kiểm tra bằng kính hiển vi (hình 4). Bệnh nhân sống sót và không tái phát bệnh trong hai năm sau khi phẫu thuật.

Hình 4: Tiêu bản phẫu thuật. Trên: Hình ảnh đại thể, khối u hoại tử , chảy máu. Tuy nhiên, không có nang rõ ràng trong các khối u. Dưới (Nhuộm hematoxylin và Eosin × 400): cho thấy hình ảnh khối u bao gồm các tế bào khối u hạt nhân hình trứng với bạch cầu ái toan và tế bào chất không rõ ràng, phân bào ít

3)      Thảo luận:

Chúng ta được biết rằng SPT thường không có biểu hiện lâm sàng đặc trưng, ​​và các triệu chứng không đặc hiệu như các dấu hiệu khó chịu ở bụng hoặc đau bụng [2-4, 9-12]. Trong trường hợp này, khối u được phát hiện với triệu chứng đau bụng cấp do vỡ khối u và tràn máu ổ bụng. Tỷ lệ vỡ của SPT đã được báo cáo trong 2,7% của 292 trường hợp [13]. Liên quan đến vỡ của SPT,đa số các trường hợp chấn thương bụng là thường gặp nhất [5-7] và theo một bài báo, 3% của 718 trường hợp SPT đã được phát hiện sau khi chấn thương [3]. Các trường hợp khác được coi là vỡ tự phát khối u và nó đã được ước tính xảy ra trong khoảng 1% của tất cả các SPT [13-15]

Khi hình thành nang của SPT có sự thoái hóa sau hiện tượng xuất huyết trong thành [7, 9, 13, 16], SPT có  xu hướng tự nhiên là xuất huyết bên trong khối u. Do đó, vỡ tự phát của SPT được coi là kết quả của cả hai hiện tượng xuất huyết đột ngột trong nang và tăng áp lực trong khối u. Panieri và các đồng nghiệp báo cáo một trường hợp chảy máu lượng lớn trong nang gây ra vỡ SPT [16], và CT cũng cho thấy hình ảnh  chảy máu lượng lớn xung quanh khối u tuyến tụy khi bệnh nhân có triệu chứng đau bụng cấp. Hơn nữa, khối u của trường hợp này dường như là lớn hơn một ít so với thời điểm ba tháng sau đó. Khi xuất huyết đột ngột xảy ra trong ổ bụng,phẫu thuật mở bụng khẩn cấp đã thường được chỉ định. Tuy nhiên, trong trường hợp hiện tại, xuất huyết đã được cầm lại với điều trị bảo tồn và cho phép điều trị phẫu thuật trỉ hoãn.

Phẫu thuật cắt bỏ là cách điều trị duy nhất để điều trị SPT thường cho tiên lượng tốt, như phản ánh tỷ lệ sống 5 năm khoảng 95% [2, 3, 12]. Hầu hết các trường hợp của SPT trước đây đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ tụy như phẫu thuật cắt tá tụy và đoạn tụy xa, bởi vì các khối u tương đối lớn và được chẩn đoán nhầm là bệnh ác tính [9, 11]. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ định cho SPT vẫn còn gây tranh cãi. Cụ thể trên SPT, các phương pháp phẫu thuật bảo quản nhu mô tụy và chức năng tụy nên được lựa chọn. Vì vậy, việc cắt bỏ một phần có thể được chỉ định ở SPT nhỏ, đặc biệt là ở các vị trí vùng ngoại vi của tuyến tụy [2, 4, 11, 17, 18]. Trên thực tế, phẫu thuật loại bỏ được thực hiện trong khoảng 30% của các SPT trong các nghiên cứu gần đây [2, 3, 19, 20].

Mặt khác, có một báo cáo cho rằng phậu thuật bóc khối u tuyến tụy có nguy cơ cao cho hình thành lỗ rò tuyến tụy[9]. Mặc dù lỗ rò tụy sau phẫu thuật đã được báo cáo trong 38% của 61 trường hợp phẫu thuật bóc khối u tuyến tụy, nó được coi là một phương pháp an toàn và hiệu quả [17, 21]. Li và các đồng nghiệp [19] đề nghị phẫu thuật cắt bỏ một phần SPT, vì không có sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật và tiên lượng giữa cắt bỏ một phần và cắt bỏ trọn khối u.

Trong phẫu thuật tuyến tụy, kỹ thuật nội soi ngày càng được áp dụng trong những năm gần đây,nhưng phương pháp này vẫn chưa được phổ biến. Cả hai thủ thuật bóc nang tụy và cắt tụy đoạn xa là các phương pháp cổ điển. Do đó, trường hợp này là đầu tiên được thực hiện bởi các phương pháp nội soi [21, 22]. Các thủ tục nội soi bóc nang và cắt đoạn tụy xa đã được coi là có khả thi [20-22] và đã cho thấy SPT có khả năng ác tính thấp [11, 21, 22]. Nó đã được đề cập rằng không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê trong những biến chứng sau phẫu thuật và tiên lượng giữa phẫu thuật nội soi và phẫu thuật thông thường cho SPT [20]. Đối với SPT, bảo tồn nhu mô tụy trong tiến hành phẫu thuật nội soi ổ bụng nên được xem xét nếu khối u có kích thước nhỏ và nằm cách xa các ống tụy chính.

Có thể có một số thay đổi trong phương pháp phẫu thuật cho SPT vỡ. Cụ thể,trong các trường hợp khẩn cấp đã được quyết định ngay sau khi vỡ của SPT, phẫu thuật mổ hở thường được ưu tiên lựa chọn. Kể từ khi tình trạng xuất huyết cấp do vỡ SPT đã được ngừng lại bởi điều trị bảo tồn trong trường hợp này, chúng tôi xem xét phẫu thuật nội soi. Nhưng nếu trong cuộc mổ nội soi thăm dò,quan sát thấy có sự xâm lấn phúc mạc thì việc chuyển đổi sang phẫu thuật mổ hở được coi là cần thiết để cắt bỏ tổn thương di căn khối u nguyên phát.

Trường hợp tái phát đã được báo cáo xảy ra trong 10% đến 15% bệnh nhân SPT sau khi điều trị phẫu thuật [2, 4, 10, 12]. Kim và các cộng sự [11] khẳng định rằng các khối u vỡ có thể là yếu tố nguy cơ tái phát sau phẫu thuật cho SPT. Các báo cáo trước đây cho thấy rằng xâm lấn phúc mạc của SPT xảy ra chỉ trong vài trường hợp sau khi vỡ [4, 14, 23, 24], mặc dù vỡ SPT đã được dự đoán ​​sẽ là yếu tố nguy cơ cho việc xâm lấn phúc mạc [14, 25].

Trên thực tế, một số trường hợp báo cáo chỉ ra rằng thời gian lui bệnh trong các trường hợp vỡ SPT trong khoảng 12-66 tháng [5, 6, 15, 25, 26]. Mặt khác, Kyokane et al. báo cáo rằng việc di căn liên quan đến vỡ SPT được nhìn thấy trong một trường hợp trong số 6 trường hợp của SPT với di căn phúc mạc [14]. Kể từ khi vỡ SPT , mối quan hệ giữa vỡ SPT và di căn phúc mạc vẫn còn phải được giải quyết.

Tóm lại, một trường hợp hiếm gặp của vỡ tự phát khối u rắn giả nhú của tuyến tụy đã được mô tả. Mặc dù phậu thuật mở bụng khẩn cấp thường được thực hiện trong trường hợp có tràn máu ổ bụng liên quan đến vỡ của khối u tuyến tụy, nhưng trong trường hợp này chúng tôi có thể cắt bỏ SPT hoàn toàn bằng phẫu thuật nội soi. SPT được coi là một bệnh lý có tính ác tính thấp và tiên lượng tốt ​​sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân của chúng tôi là sống mà không tái phát sau phẫu thuật trong hai năm nên tiếp tục được theo dõi sát hơn trong thời gian tiếp theo .

Tham khảo:

  1. V. K. Frantz, “Tumors of the pancreas,” in Atlas of Tumor Pathology, Section VII, Fascicles 27 and 28, Armed Forced Institute of Pathology, Washington, DC, USA, 1959.
  2. P. F. Yu, Z. A. Hu, X. B. Wang et al., “Solid pseudopapillary tumor of the pancreas: a review of 553 cases in Chinese literature,” World Journal of Gastroenterology, vol. 16, no. 10, pp. 1209–1214, 2010. View at Publisher · View at Google Scholar · View at Scopus
  3. T. Papavramidis and S. Papavramidis, “Solid pseudopapillary tumors of the pancreas: review of 718 patients reported in english literature,” Journal of the American College of Surgeons, vol. 200, no. 6, pp. 965–972, 2005. View at Publisher · View at Google Scholar · View at Scopus
  4. S. Reddy, J. L. Cameron, J. Scudiere et al., “Surgical manegement of solid-pseudopapillary neoplasms of the pancreas (Franz or Hamoudi Tumors): a large single institutional series,” Journal of the American College of Surgeons, vol. 208, no. 5, pp. 950–959, 2009. View at Scopus
  5. S. Potrč, R. Kavalar, M. Horvat, and E. M. Gadžijev, “Urgent Whipple resection for solid pseudopapillary tumor of the pancreas,” Journal of Hepato-Biliary-Pancreatic Surgery, vol. 10, no. 5, pp. 386–389, 2003. View at Publisher · View at Google Scholar · View at Scopus
  6. J. A. Sanchez, K. D. Newman, M. R. Eichelberger, and R. J. Nauta, “The papillary-cystic neoplasm of the pancreas. An increasingly recognized clinicopathologic entity,” Archives of Surgery, vol. 125, no. 11, pp. 1502–1505, 1990. View at Scopus
  7. H. L. Huang, S. C. Shih, W. H. Chang, T. E. Wang, M. J. Chen, and Y. J. Chan, “Solid-pseudopapillary tumor of the pancreas: clinical experience and literature review,” World Journal of Gastroenterology, vol. 11, no. 9, pp. 1403–1409, 2005. View at Scopus
  8. C. Bassi, C. Dervenis, G. Butturini et al., “Postoperative pancreatic fistula: an international study group (ISGPF) definition,” Surgery, vol. 138, no. 1, pp. 8–13, 2005. View at Publisher · View at Google Scholar · View at Scopus
  9. S. M. de Castro, D. Singhal, D. C. Aronson et al., “Management of solid-pseudopapillary neoplasms of the pancreas: a comparison with standard pancreatic neoplasms,” World Journal of Surgery, vol. 31, no. 5, pp. 1130–1135, 2007. View at Publisher · View at Google Scholar · View at Scopus
  10. R. C. G. Martin, D. S. Klimstra, M. F. Brennan, and K. C. Conlon, “Solid-pseudopapillary tumor of the pancreas: a surgical enigma?” Annals of Surgical Oncology, vol. 9, no. 1, pp. 35–40, 2002.View at Publisher · View at Google Scholar · View at Scopus
  11. C. W. Kim, D. J. Han, J. Kim, Y. H. Kim, J. B. Park, and S. C. Kim, “Solid pseudopapillary tumor of the pancreas: can malignancy be predicted?” Surgery, vol. 149, no. 5, pp. 625–634, 2011. View at Publisher · View at Google Scholar · View at Scopus
  12. J. M. Butte, M. F. Brennan, M. Gönen et al., “Solid pseudopapillary tumors of the pancreas. clinical features, surgical outcomes, and long-term survival in 45 consecutive patients from a single center,” Journal of Gastrointestinal Surgery, vol. 15, no. 2, pp. 350–357, 2011. View at Publisher · View at Google Scholar · View at Scopus
  13. C. Mao, M. Guvendi, D. R. Domenico, K. Kim, N. R. Thomford, and J. M. Howard, “Papillary cystic and solid tumors of the pancreas: a pancreatic embryonic tumor? Studies of three cases and cumulative review of the world’s literature,” Surgery, vol. 118, no. 5, pp. 821–828, 1995. View at Publisher · View at Google Scholar · View at Scopus
  14. T. Kyokane, S. Iyomasa, N. Sawasaki et al., “A case of successful resection for peritoneal recurrence of solid-pseudopapillary tumor of the pancreas occurred in 6.5 years after rupture of the tumor,”Japanese Journal of Gastroenterological Surgery, vol. 41, no. 10, pp. 1815–1820, 2008. View at Scopus
  15. T. Todani, K. Shimada, Y. Watanabe, A. Toki, T. Fujii, and N. Urushihara, “Frantz’s tumor: a papillary and cystic tumor of the pancreas in girls,” Journal of Pediatric Surgery, vol. 23, no. 2, pp. 116–121, 1988. View at Scopus
  16. E. Panieri, J. E. J. Krige, P. C. Bornman, S. M. Graham, J. Terblanche, and J. P. Cruse, “Operative management of papillary cystic neoplasms of the pancreas,” Journal of the American College of Surgeons, vol. 186, no. 3, pp. 319–324, 1998. View at Publisher · View at Google Scholar · View at Scopus
  17. S. Crippa, C. Bassi, R. Salvia, M. Falconi, G. Butturini, and P. Pederzoli, “Enucleation of pancreatic neoplasms,” British Journal of Surgery, vol. 94, no. 10, pp. 1254–1259, 2007. View at Publisher · View at Google Scholar · View at Scopus
  18. M. K. Chang, S. K. Kyung, S. C. Jin, H. Kim, J. L. Woo, and R. K. Byong, “Solid pseudopapillary tumor of the pancreas suggesting malignant potential,” Pancreas, vol. 32, no. 3, pp. 276–280, 2006.View at Publisher · View at Google Scholar · View at Scopus
  19. Z. Li, Z. Zhang, X. Liu et al., “Solid pseudopapillary tumor of the pancreas: the surgical procedures,” Surgery Today, vol. 41, no. 1, pp. 91–96, 2011. View at Publisher · View at Google Scholar · View at Scopus
  20. H. Cai, M. Zhou, Y. Hu, H. He, J. Chen, W. Tian, et al., “Solid-pseudopapillary neoplasms of the pancreas: clinical and pathological features of 33 cases,” Surgery Today, vol. 43, no. 2, pp. 148–154, 2013.
  21. A. Dedieu, A. Rault, D. Collet, B. Masson, and A. Sa Cunha, “Laparoscopic enucleation of pancreatic neoplasm,” Surgical Endoscopy, vol. 25, no. 2, pp. 572–576, 2011.
  22. T. Zhang, X. Du, and Y. Zhao, “Laparoscopic surgery for pancreatic lesions: current status and future,” Frontiers of Medicine, vol. 5, no. 3, pp. 277–282, 2011.
  23. K. H. Ng, P. H. Tan, C. H. Thng, and L. L. Ooi, “Solid pseudopapillary tumour of the pancreas,”ANZ Journal of Surgery, vol. 73, no. 6, pp. 410–415, 2003. View at Publisher · View at Google Scholar · View at Scopus
  24. W. Rebhandl, F. X. Felberbauer, S. Puig et al., “Solid-pseudopapillary tumor of the pancreas (Frantz tumor) in children: report of four cases and review of the literature,” Journal of Surgical Oncology, vol. 76, no. 4, pp. 289–296, 2001. View at Publisher · View at Google Scholar · View at Scopus
  25. J. J. Hernandez-Maldonado, M. A. Rodriguez-Bigas, A. G. de Pesante, and E. Vazquez-Quintana, “Papillary cystic neoplasm of the pancreas. A report of a case presenting with carcinomatosis,”American Surgeon, vol. 55, no. 9, pp. 552–559, 1989. View at Scopus
  26. L. B. B. Jeng, M. F. Chen, and R. P. Tang, “Solid and papillary neoplasm of the pancreas: emphasis on surgical treatment,” Archives of Surgery, vol. 128, no. 4, pp. 433–436, 1993. View at Scopus

Nguồn: http://www.hindawi.com/crim/medicine/2013/953240/

 

Read Full Post »

Older Posts »